Môi trường sống và phân bố Bông lau đít đỏ

Loài chim này sống trong các bụi rậm khô ráo hay các khu rừng thưa, bình nguyên và vùng đất có gieo trồng[5]. Trong khu vực sinh sống bản địa của chúng, ít khi thấy chúng trong các khu rừng rậm. Một nghiên cứu dựa trên 54 địa điểm khác nhau tại Ấn Độ kết luận rằng thảm thực vật là yếu tố quan trọng duy nhất xác định sự phân bố của loài này[14].

Nó được du nhập vào Hawaii, Fiji và New Zealand. Các cá thể được du nhập vào Samoa năm 1943 và trở thành phổ biến tại Upolu vào năm 1957. Bông lau đít đỏ được nhân công từ Ấn Độ du nhập vào Fiji khoảng năm 1903[15]. Chúng thiết lập các quần thể tại các đảo của Tonga là Tongatapu và Niuafo'ou. Chúng được du nhập vào Melbourne khoảng năm 1917 nhưng không còn thấy kể từ năm 1942[16]. Chúng có mặt tại Auckland trong thập niên 1950 nhưng đã bị tiêu diệt[17]. Bông lau đít đỏ ưa các khu rừng đất thấp khô ráo tại các vùng được du nhập vào[18][19]. Tại các khu vực này chúng bị coi là sinh vật gây hại do chúng tàn phá các loại cây ăn quả và một số cây trồng khác. Methiocarb và ziram từng được sử dụng để bảo vệ loài lan Dendrobium tại Hawaii không bị loài chim này phá hại. Tuy nhiên, chúng đã học được cách phòng tránh các hóa chất xua đuổi chúng[20]. Chúng cũng phát tán hạt của các loài thực vật xâm hại như bông ổi (Lantana camara)[21]Miconia calvescens[22][23].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bông lau đít đỏ http://www.scielo.br/pdf/aabc/v76n2/a24v76n2.pdf http://ibc.lynxeds.com/species/red-vented-bulbul-p... http://www.lsa.umich.edu/ummz/areas/bird/type.asp?... http://www.aphis.usda.gov/wildlife_damage/nwrc/pub... http://www.bnhsenvis.nic.in/pdf/vol%203%20(1).pdf http://hdl.handle.net/1811/2942 http://www.invasivespecies.net/database/species/ec... http://www.repository.naturalis.nl/document/46723 http://www.naturalis.nl/sites/naturalis.en/content... http://www.biosecurity.govt.nz/pests/red-vented-bu...